Back to school

Download sách học đánh vần tiếng Anh Nguyễn Ngọc Nam Free

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc phát âm tiếng Anh thì bộ sách “Học Đánh Vần Tiếng Anh Nguyễn Ngọc Nam” sẽ là giải pháp tuyệt vời dành cho bạn. Đây là quyển sách được thầy Nguyễn Ngọc Nam dày công nghiên cứu và biên soạn tỉ mỉ. Hãy cùng Upfile.vn theo dõi bài viết dưới đây để xem cuốn sách này có gì đặc biệt và quá trình tìm ra phương pháp này như thế nào nhé!

Giới thiệu sách học đánh vần tiếng Anh Nguyễn Ngọc Nam

Sách học đánh vần tiếng Anh Nguyễn Ngọc Nam
Sách học đánh vần tiếng Anh Nguyễn Ngọc Nam
  • Tên sách: Học đánh vần tiếng Anh
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội
  • Tác giả: Nguyễn Ngọc Nam
  • Số trang: 224
  • Kiểu file: PDF + AUDIO
  • Ngôn ngữ: Tiếng Việt + Anh
  • Trình độ người học : Mọi đối tượng
  • Luyện kỹ năng: Nói

Sách bao gồm 18 bài học, nội dung mỗi bài là các bí quyết và hướng dẫn học phát âm trong tiếng Anh như quy tắc nhận dạng trọng âm, nhận dạng nguyên âm, phụ âm,… Những bài học này giúp người học có thể phát âm một từ mới mà không cần sử dụng từ điển tra cứu. 

Ngoài ra, ở phần cuối cuốn sách sẽ có thêm một bài kiểm tra có đáp án đầy đủ để bạn có thể tự hệ thống lại kiến thức vừa học.

Quy trình tìm ra cách đánh vần của thầy Nguyễn Ngọc Nam

Tác giả Nguyễn Ngọc Nam sau khi nghiên cứu và tìm hiểu cho đã rút ra kết luận hầu hết người học tiếng Anh đều gặp khó khăn trong việc đọc và phát âm thanh trong khi sử dụng Anh ngữ. Chính vì vậy tác giả mong muốn trở thành người đi đầu để có phương pháp học tiếng Anh đơn giản và hiệu quả hơn phương pháp giao tiếp đã “lỗi thời” trước đây.

Bước 1: Đọc 1 bài báo (câu chuyện, bài thuyết trình, thông tin, tiêu đề…) bằng tiếng Anh.

Mỗi ngày tác giả sẽ dành ra khoảng thời gian 10 phút để đọc 1 bài báo tiếng Anh bất kỳ. Có hôm sẽ thay đổi bằng một câu chuyện tiếng Anh hoặc một bài thuyết trình của diễn giả nào đó.

Việc đọc hàng ngày này không phải để nâng cao vốn từ hay để có thêm kiến thức, việc duy trì đọc hàng ngày kéo dài trong nhiều năm là để tìm xem có những từ tiếng Anh nào mà tôi chưa biết quy tắc đọc, quy tắc đánh vần.

Với mỗi bài báo, tôi đọc thật chậm và nhiều lần từng chữ, từng câu. Việc đọc chậm này sẽ giúp ông có thời gian lọc được từ nào đã có quy tắc, từ nào chưa. Một từ được xem là có quy tắc nếu có đáp ứng được cả 4 câu hỏi dưới đây:

  • Câu 1: Đã biết trong âm chưa?
  • Câu 2: Đã biết cách đọc nguyên âm được nhấn trong âm của từ đó chưa?
  • Câu 3: Có quy tắc nhận dạng phụ âm chưa?
  • Câu 4: Các nguyên âm nhấn trọng âm đọc thành gì?

Xem thêm:

Bước 2: Đặt câu hỏi và đặt câu hỏi

Để có thể chắt lọc và lựa chọn ra được 4 câu hỏi ở trên là một quá trình thử nghiệm, lắp ghép trong rất nhiều năm. Chính 4 câu hỏi đó là kim chỉ nam dẫn đường để tác giả có thể dễ dàng biết được với mỗi từ tiếng Anh mình sẽ phải bắt đầu từ đâu, đến điểm nào và sẽ đi tới đâu.

Quy trình hôm nay tác giả sẽ kể lại quá trình đi tìm quy luật đọc từ MONITOR. Và câu hỏi đầu tiên luôn là: Trọng âm của Monitor ở đâu?

Vì sao phần lớn mọi người hay đọc “monitor” thành /mo ni tơ/? Nguyên nhân người học đọc như vậy là bắt nguồn từ đâu?

  • Do được giáo viên dạy như vậy?
  • Do đọc theo bạn bè xung quanh?
  • Hay đọc lên do nhìn vào mặt chữ? Hay phán đoán là như vậy?
  • Tôi tự hỏi cách mà phần lớn mọi người đang đọc là đúng hay sai?

Ở bước này, tác giả gõ từ “monitor” vào từ điển và dưới đây là cách phiên âm của một số từ điển.

Với các từ điển khác nhau, từ “monitor” có 3 cách viết phiên âm khác nhau: /monitä/;  /mänitə/ và /ˈmänətər/.

Từ cách phiên âm ở trên và tham khảo cách đọc của nhiều người học tiếng Anh tác giả đã tìm ra được nguyên nhân đó là đa phần chúng ta sẽ đọc theo một chữ phiên âm của từ điển.

  • Âm /mo/ người học đọc giống “quạt mo” theo nghĩa tiếng Việt.
  • Âm /ni/ người học đọc giống “ni cô” theo nghĩa tiếng Việt.
  • Âm /t/ người học đọc giống “gà tơ’ theo nghĩa tiếng Việt.

Bước 3: Hành trình đi tìm quy tắc thực sự bắt đầu

Câu hỏi đầu tiên đặt ra: Tại sao từ “MONITOR” này trọng âm lại rơi vào nguyên âm đầu tiên (âm “mo” mà không phải là âm “ni” hay “tor”)?

Bước đầu tiên, tác giả sử dụng Google gõ tìm “History of the word monitor” để hiểu thêm về lịch sử của từ “monitor” như là nguồn gốc của từ “monitor”, xem nó bắt nguồn từ đâu, là từ gốc của ngôn ngữ Anh, hay của Pháp, Hy Lạp, La Tin,…

Đôi lúc có một số từ tác giả cần phải tìm hiểu xem có những cách đọc khác nhau như thế nào? Vì sao lại có sự khác nhau như vậy?

Bước 4: Lọc danh sách từ để thử nghiệm

Ở bước này nhìn vào cấu tạo của từ để lấy đó làm cơ sở lọc ra các từ có hình thức giống nhau. Đây là bước mất rất nhiều thời gian.

Thông thường với các từ tiếng Anh, tác giả sẽ dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Nhìn vào âm đầu tiên của từ
  • Nhìn vào âm giữa của từ
  • Nhìn vào âm cuối của từ
  • Hoặc nhìn vào sự kết hợp giữa nguyên âm và phụ âm
  • Nhìn vào số lượng nguyên âm, số lượng phụ âm
  • Nhìn vào sự sắp xếp vị trí của nguyên âm, đặc biệt là vị trí của phụ âm
  • Nhìn vào nguồn gốc của từ
  • Nhìn vào loại từ…

Có những từ bắt buộc phải kết hợp nhiều dấu hiệu với nhau, sau đó dùng công cụ đặc biệt cũng như kinh nghiệm cá nhân của nhiều năm để có được danh sách tất cả các từ có cùng dấu hiệu.

Ví dụ: Với từ MONITOR, tác giả lọc ra tất cả những từ có “OR đứng” cuối.

Có những cấu tạo từ khi lọc ra có đến 16.000 từ. Rất may với dấu hiệu hôm nay, có 961 từ trong danh sách. Có nghĩa là quá trình thử nghiệm của nó sẽ chỉ phải thực hiện 961 lần.

Bước 5: Quá trình nhặt gạo trong thùng thóc

Bước 5 này là bước hồi hộp nhất, gian nan nhất nhưng cũng là thú vị nhất. Có nhiều lần sau khi thử nghiệm “chán chê”, kéo dài vài tháng trời cho hàng nghìn từ xong mà không tìm ra được một quy tắc logic nào. Lúc đó lại xóa đi hết để làm lại từ đầu.

Từ nào đọc giống nhau sẽ được lọc ra một bảng riêng, tác giả đặt tên bảng này là “Tuyệt vời” (Excellent). Từ nào có cách đọc khác, lọc ra một bảng riêng và đặt tên bảng này là “Trải nghiệm” (Experience).

Sau khi kết thúc quá trình thử nghiệm, tác giả đã dồn cược 961 tỷ vào 2 bảng. Sau đó sử dụng công cụ đếm từ để xem mỗi bảng có bao nhiêu từ. Nếu bảng “tuyệt vời” có số lượng từ tối thiểu đạt 85% tổng số từ thì quy tắc được chấp nhận, còn ít hơn 85% của 961 từ, quy tắc này sẽ bị lược bỏ.

Việc viết ra một quy tắc đều phải đảm bảo các tiêu chí sau:

  1. Câu chữ ngắn gọn, đơn giản, cô đọng nhưng phải đủ ý.
  1. Câu chữ đọc lên phải dễ hiểu để một em học sinh lớp 3 cũng có thể tự hiểu được.
  1. Quy tắc đó nên được lồng ghép, kết nối với các quy tắc cũ có trong hệ thống. Tiêu chí này vô cùng quan trọng vì cả hệ thống có rất nhiều quy tắc. Nếu học từng quy tắc riêng lẻ thì không thể nhớ hết được, do đó các quy tắc cần móc nối với nhau thành một hệ thống chặt chẽ, logic để giúp người học tiết kiệm được tiền bạc và công sức đi lại.

Để ra được quy tắc trọng âm của từ “monitor” này không đơn giản như nhiều từ khác, chỉ nhìn vào hậu tố hoặc tiền tố mà từ này còn phải thử nghiệm với từng phụ âm, lần lượt với hơn 20 phụ âm cho từng bảng.

Với từ “MONITOR”, quy tắc trong âm được tác giả rút ra được là: “Trước /OR/ là 1 phụ âm thì trọng âm thường rơi vào nguyên âm cách /OR/ một âm tiết”.

Bước 6: Tìm quy tắc đọc nguyên âm được nhấn trọng âm

Sau khi đã tìm ra được quy luật trong âm, bước tiếp theo là xem nguyên âm được nhấn trọng âm sẽ đọc thành âm gì?

Theo từ điển, âm “mo” được viết thành /’m ä/ hoặc /mo/.

Câu hỏi đặt ra: Tại sao O lại đọc thành /ä/ hoặc /o/ mà không phải đọc thành /ô/ như nhiều người đang đọc?

Vì sao cũng có rất nhiều từ tiếng Anh có chứa âm “O” như motion, motive, promotion, negotiate… mà thấy âm [O] lại đọc thành /ou/?

Đây cũng là bước thử nghiệm khó khăn, gian khổ, như hành xác, hành hạ tinh thần.

Ở bước này, tác giả lại tiếp tục sử dụng công cụ để lọc ra danh sách từ, dựa trên cấu tạo từ.

  • Những từ có chứa âm [O] đứng đầu
  • Những từ có chứa âm [O] đứng giữa
  • Những từ có chứa âm [O] đứng cuối cùng
  • Tiêu chí rất đơn giản nhưng số lượng từ cần thử nghiệm quá khổng lồ: 61.564 từ.

Có nghĩa là tác giả sẽ phải thử nghiệm 61000 lần cho từng từ. Một hành trình thử nghiệm lại được bắt đầu.

Giống như ở trên, tác giả lọc ra một bảng có chứa những từ mà “O” đọc thành /ou/, một bảng có chữa những từ “O” đọc thành /ä/ và một bảng thứ 3 nữa là có “O” không đọc thành /ou/ hoặc /ä/.

Từ bảng có “O” đọc thành /ou/, lại tiếp tục đặt câu hỏi: Tại sao “O” đọc thành /ou/? Có quy tắc gì ở đây không?

Từ bảng có “O” đọc thành /ou/, lại tiếp tục đặt câu hỏi: Tại sao “O” đọc thành /ä/? Có quy tắc gì không?

Quá trình kiểm nghiệm để biết khi nào “O” đọc thành/ou/, khi nào “O” đọc thành /ä/ kéo dài hơn 3 năm.

Sau khi hoàn thành quy tắc này, từ MONITOR biết được O đọc thành /ä/.

Với quy tắc này, câu hỏi số 2 trong 4 câu hỏi đã được trả lời.

4 câu hỏi bắt buộc phải có:

Câu 1. Trọng âm ở đâu?

Câu 2. Nguyên âm nhấn trong âm đọc thành âm gì?

Câu 3. Phụ âm giữ nguyên hay biến đổi?

Câu 4. Nguyên âm không nhân trong âm đọc thành gì?

Đáp án: monitor /’mä…/ (khi đọc trọng âm cho thêm dấu sắc của tiếng Việt vào sẽ thấy hay hơn).

Bước 7: Tìm quy tắc đọc âm [NI] và âm [OR]

Âm /ni/ trong MONITOR sẽ được đọc thành gì? Có giống với từ “ni cô” trong tiếng Việt không? Tại sao phần lớn người học tiếng Anh lại phát âm như vậy? Nguyên nhân họ sai giống nhau là do đâu?

Quy tắc phát âm những âm không nhấn trọng âm như sau:

Âm không nhấn trọng âm khi đọc sẽ cho thêm dấu huyền (quy tắc chung là viết 5 nguyên âm [a, e, i, o, u] thành /e/).

Do đó, âm /ni/ có hai cách đọc như sau:

Cách 1: [ni] đọc thành /ne/.

Cách 2: [ni] viết thành /ni/ nhưng khi đọc cho thêm dấu huyền của tiếng Việt vào, /ni/ (nì).

Đa phần người học tiếng Anh đọc [ni] là /ni/ do không ai hướng dẫn cách phát âm trọng âm trong tiếng Anh. Do đó, họ cứ nhìn mặt chữ đọc như tiếng Việt.

Sau bước này, chúng ta đã đọc được ⅔ phần của từ MONITOR: /’mäni/ hoặc /’mänə/.

Tương tự, âm [or] không nhấn trọng âm nên cũng được đọc thành /e/.

Bước 8:  Tìm quy tắc đọc phụ âm [t] trong âm [TOR]

Với tiếng Việt, âm T chỉ có duy nhất 1 cách đọc nhưng trong tiếng Anh, phụ âm T có nhiều cách đọc khác nhau.

Có lúc [t] đọc thành /ƒ/ như: potential, negotiate…

Có lúc [t] đọc thành /tƒ/ như congratulate, nature…

Có một số từ, phụ âm [t] lại giữ nguyên như tiếng Việt.

Giống như các bước trên, tác giả lại tiếp tục lọc ra xem có bao nhiêu từ có chứa phụ âm [t] để thử nghiệm xem có rút ra được quy tắc gì không? Tại sao từ “MONITOR”, phụ âm [t] lại được giữ nguyên?

Số lượng từ có chứa phụ âm [t] ở bước này là: 84.910 từ.

Với thời gian kéo dài hơn 2 năm thì quá trình thử nghiệm và móc nối các quy tắc lại với nhau cho phụ âm [t] hoàn thành. 

Sau 8 bước với hành trình tưởng chừng như không có điểm kết thúc thì cuối cùng từ “MONITOR” cũng có đầy đủ quy tắc để người học không cần nhìn từ điển cũng viết được thành /’mänitə’/.

Sau khi tìm ra được quy luật liên quan đến từ này thì gần 1000 từ tiếng Anh trong danh sách người học sẽ có thể tự đọc được và quan trọng hơn là có vài trăm nghìn từ đều sẽ có liên quan đến quy tắc này.

Bài viết trên là về Download sách Học Đánh Vần Tiếng Anh Nguyễn Ngọc Nam (PDF + Audio) Free. Upfile hy vọng qua bài viết trên bạn có thể chọn được cho mình quyển sách ôn thi phù hợp. Đừng quên follow chuyên mục Ebook Tiếng Anh của chúng tôi để cập nhật thêm kiến thức bổ ích nhé! Chúc bạn học tốt tiếng Anh!