Kiểm thử bảo mật “giúp sức” thế nào cho hệ thống phần mềm

Kiểm thử bảo mật là gì? Vì sao nó lại quan trọng? Không có có, hệ thống phần mềm của bạn sẽ ra sao? Đây là câu hỏi mà nhiều người mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin quan tâm. Mỗi năm ước tính có hơn hàng nghìn website/app bị hacker xâm nhập trên toàn thế giới. Nếu không muốn mình bị rơi vào trường hợp tương tự, bạn cần biết về kiểm thử bảo mật. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết những điều bạn cần biết về Security Testing.

Kiểm thử bảo mật là gì?

Trước khi tiến hành kiểm thử bảo mật, bạn nên biết cách viết test case một cách toàn diện nhất.

Vậy kiểm thử bảo mật là gì? Nói một cách dễ hiểu, kiểm thử bảo mật là kiểm tra xem dữ liệu có “được giữ bí mật” trong hệ thống hay không. Security Testing đảm bảo người dùng sẽ chỉ dùng được các chức năng mà họ được cho phép sử dụng. 

Ví dụ: Trong hệ thống quản lý nhân sự thì nhân viên này không thể xem thông tin cá nhân của nhân viên khác, chỉ người quản lý mới được xem thông tin đó. 

Mục tiêu của kiểm thử bảo mật là đảm bảo rằng hệ thống phần mềm và ứng dụng không có bất kỳ mối đe dọa hoặc rủi ro dẫn tới tổn thất về thông tin, doanh thu bị công khai, an ninh hoặc uy tín bị hủy hoại. Kiểm thử phần mềm cũng giúp phát hiện tất cả các rủi ro bảo mật có thể có trong hệ thống và giúp các developer khắc phục các sự cố này bằng cách sửa lại code.

Vì sao kiểm thử bảo mật quan trọng?

Một số hậu quả nghiêm trọng có thể kể đến nếu như bạn không tiến hành kiểm thử bảo mật như sau:

Mất dữ liệu: Nếu hacker có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu của bạn, chúng có thể xóa, sửa đổi hoặc đánh cắp dữ liệu bất kỳ lúc nào, dữ liệu đó có thể là thông tin khách hàng, thông tin tài khoản, thông tin thanh toán, thông tin cá nhân, v.v.

Mất tiền: Nếu hacker chiếm được quyền kiểm soát tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng của, chúng có thể rút tiền, chuyển tiền hoặc mua hàng trực tuyến mà bạn không thể kiểm soát được

Bảo mật hệ thống

Mất uy tín: Khi một website bị hacker xâm nhập, chúng có thể thay đổi nội dung hoặc giao diện của trang web/ app của bạn. Điều này có thể gây ra sự nhầm lẫn, bối rối hoặc khiến người dùng phẫn nộ. Nó còn kéo theo hàng loạt hệ lụy như giảm sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của bạn.

Mất an ninh: Từ các lỗ hổng bảo mật của hệ thống phần mềm, hacker có thể xâm nhập vào các hệ thống khác, chúng sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho an ninh quốc gia, an ninh mạng hoặc an ninh cá nhân.

Do đó, việc kiểm thử bảo mật là một bước không thể bỏ qua trong quá trình phát triển phần mềm và bất cứ website hay ứng dụng nào cũng nên có các phương pháp Security Testing kịp thời và hiệu quả.

Các loại kiểm thử bảo mật

Hiện có 7 loại thử nghiệm bảo mật chính theo phương pháp kiểm thử bảo mật mã nguồn mở:

  1. Vulnerability Scanning (Quét lỗ hổng): đây là phương pháp sử dụng phần mềm tự động để quét 1 hệ thống nhằm phát hiện các mẫu lỗ hổng đã biết.
  2. Security Scanning (Quét bảo mật): phương pháp này dùng để xác định những điểm yếu của hệ thống nói chung, sau đó đưa ra các giải pháp để giảm thiểu những rủi r đó. Phương pháp này có thể được thực hiện bằng cả việc quét bằng tay (manual scanning) và quét tự động (automated scanning)
  3. Penetration testing (Kiểm tra thâm nhập): đây là việc mô phỏng một cuộc tấn công từ hacker độc hại.  Kiểm tra thâm nhập giúp bạn kiểm tra khả năng chịu đựng và phản ứng của hệ thống phần mềm của bạn khi bị tấn công bởi các kỹ thuật và công cụ tấn công thực tế.
  4. Risk Assessment (Đánh giá rủi ro): đây là việc phân tích các rủi ro bảo mật có thể xảy ra trong tổ chức của bạn. Mức độ rủi ro thường được phân loại theo Thấp, Trung bình và Cao. Phương pháp kiểm thử này sẽ đề xuất các kiểm soát và các biện pháp để giảm thiểu rủi ro.
  5. Security Auditing (Kiểm toán bảo mật): là một dạng kiểm tra nội bộ ứng dụng và hệ điều hành của bạn để tìm ra các lỗi bảo mật. Kiểm toán bảo mật cũng có thể được thực hiện thông qua kiểm tra từng dòng code (inspection of code), cấu hình hệ thống, chính sách bảo mật hoặc các tiêu chuẩn bảo mật.
  6. Ethical hacking (Hacking đạo đức): là hack vào một hệ thống phần mềm của một tổ chức. Không giống như các hacker độc hại, mục đích của hacking đạo đức là phát hiện và báo cáo các lỗ hổng bảo mật trong hệ thống phần mềm của bạn, để bạn có thể sửa chữa chúng trước khi bị hacker xấu lợi dụng.
  7. Posture Assessment (Đánh giá tư thế): là phương pháp kết hợp Ethical Hacking, Security scanning và Risk Assessments để đưa ra một bức tranh tổng quát, toàn diện về tình trạng bảo mật của tổ chức bạn.

Security testing tool

Acunetix

Đây là một công cụ quét lỗ hổng website cực mạnh với khả năng phát hiện và khai thác các lỗ hổng tiềm ẩn. Truy cập tại đây: https://www.acunetix.com/web-vulnerability-scanner/

Kiuwan

Kiuwan đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn bảo mật nghiêm ngặt nhất như: OWASP, HIPPA,  CWE, Sans 25, v.v. Kiuwan là công cụ có thể hỗ trợ tất cả các ngôn ngữ lập trình và tích hợp với các công cụ DevOps phổ biến hàng đầu.

WireShark

WireShark trước đây có tên gọi là Ethereal. WireShark là một công cụ phân tích mạng hiệu quả. Nó chụp gói tin trong thời gian thực và hiển thị thông tin chi tiết về giao thức mạng, giải mã, v.v.

Về cơ bản, đây là một mã nguồn mở và có thể được sử dụng trên nhiều hệ điều hành như  OS X, Solaris, NetBSD, FreeBSD, Linux, Windows và nhiều các hệ thống khác.

Owasp

OWASP được xem là một tiêu chuẩn kiểm thử của Penetration Testing (Pentest) do tổ chức Open Web Application Security Project(OWASP) đề xuất. OWASP là một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp công cụ và tài liệu để kiểm tra bảo mật phần mềm. OWASP có nhiều công cụ để kiểm tra các môi trường và giao thức phần mềm khác nhau, như là:

  • Zed Attack Proxy (ZAP): một công cụ tự động tìm kiếm các lỗi bảo mật trong quá trình phát triển và thử nghiệm ứng dụng.
  • OWASP kiểm tra phụ thuộc: quét các phụ thuộc của dự án và kiểm tra các lỗ hổng đã biết.
  • Dự án OWASP môi trường thử nghiệm web: bộ sưu tập các công cụ và tài liệu bảo mật.

W3af

W3af là một framework giúp kiểm tra và xác định các lỗ hổng trong ứng dụng web. Công cụ cung cấp hơn 200 plugin hữu ích để quét các lỗ hổng phổ biến. Các plugin hỗ trợ các chức năng như kiểm tra, xác thực, thu thập thông tin, trốn, grep, bruteforce, và cơ sở hạ tầng. Mỗi plugin có một bộ mục tiêu quét khác nhau.

Còn rất nhiều loại Security testing tool khác mà bạn chưa biết đến, hãy tham gia các khóa học BA tại Topchuyengia để được nâng cao kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này, bạn nhé.

Đó là thông tin về kiểm thử bảo mật, tại sao nó lại quan trọng và một số tool giúp bạn có thể kiểm thử bảo mật tốt hơn. Nếu bạn có đam mê và muốn tìm hiểu kĩ hơn về kiểm thử bảo mật, hoặc có bất cứ vấn đề nào về Business Analyst cần được giải đáp, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi trên Askany bạn nhé.