Giảm UP TO 40% học phí IELTS tại IELTS Vietop

Hàm SUMIF trong Excel: Công thức, cách sử dụng đơn giản nhất

Hàm SUMIF trong Excel là một hàm dùng để tính tổng các giá trị trong một phạm vi để đáp ứng điều kiện mà bạn cần xác định. Bài viết dưới đây, Upfile sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm SUMIF một cách đơn giản và dễ hiểu nhất, cùng tham khảo nhé!

Bài viết được thực hiện trên laptop với hệ điều hành Windows, phiên bản Microsoft Excel 365, bạn cũng có thể áp dụng tương tự trên các phiên bản Excel khác như: 2007, 2010, 2013, 2016, 2017 và 2019.

1. Định nghĩa hàm SUMIF

Định nghĩa: Hàm SUMIF là một hàm tính tổng cho các giá trị trong một phạm vi thỏa mãn các điều kiện cho trước.

Ứng dụng:

  • Nhanh chóng tính được tổng các dãy số theo những điều kiện mà bạn xác định.
  • Có thể kết hợp được với nhiều hàm trong Excel.
  • Tiện lợi và thuận tiện trong công việc.

Xem thêm:

2. Công thức của hàm SUMIF

Công thức của hàm SUMIF:

=SUMIF(range; criteria; sum_range)

Trong đó: 

  • Range: Phạm vi của các ô bạn muốn đánh giá theo tiêu chí Criteria. Các ô trong các phạm vi phải là số hoặc tên, mảng hay tham chiếu chứa số. Giá trị trống và giá trị văn bản đã bị bỏ qua. Phạm vi này được chọn có thể chứa các ngày ở định dạng Excel tiêu chuẩn.
  • Criteria: Đây là tiêu chí xác định các giá trị được tính tổng. Nó có thể là số, biểu thức hoặc là một chuỗi văn bản.
  • Sum_range: Tham số này là một tùy chọn, nó sẽ chỉ ra được các ô cần tính tổng. Nếu để trống sum_range, những ô nằm trong phạm vi đánh giá sẽ được thay thế.
Công thức của hàm SUMIF
Công thức của hàm SUMIF

3. Công thức hàm SUMIFS

Công thức hàm SUMIFS:

=SUMIFS(sum_range; criteria_range; criteria;…)

Trong đó: 

  • Sum_range: Là các ô cần phải tính tổng bao gồm các con số hoặc tên, phạm vi hoặc là tham chiếu vào ô có chứa các số.
  • Criteria_range: Là một phạm vi cần được được đánh giá bằng điều kiện.
  • Criteria: Là điều kiện dưới dạng một con số, biểu thức tham chiếu ô.
Công thức hàm SUMIFS
Công thức hàm SUMIFS

4. Các ví dụ cơ bản của hàm SUMIF

Ví dụ 1: Tính tổng thành tiền của các hóa chất có số lượng > 200.

Bước 1: Nhập công thức =SUMIF(D2:D10; “>200”; E2:E10) vào ô tham chiếu muốn hiển thị kết quả (H1).

Trong đó: 

  • D2:D10: Là một vùng dữ liệu Số lượng theo các yêu cầu của ví dụ.
  • “>200”: Là một điều kiện theo yêu cầu của ví dụ (có số lượng > 200).
  • E2:E10: Là vùng dữ liệu Thành Tiền để lấy được kết quả.
Nhập công thức =SUMIF(D2:D10; ">200"; E2:E10) vào ô tham chiếu muốn hiển thị kết quả (H1).
Nhập công thức =SUMIF(D2:D10; “>200”; E2:E10) vào ô tham chiếu muốn hiển thị kết quả (H1).

Bước 2: Nhấn phím Enter để có thể hiển thị kết quả.

Nhấn phím Enter để có thể hiển thị kết quả.
Nhấn phím Enter để có thể hiển thị kết quả.

Ví dụ 2: Tính tổng thành tiền của các hóa chất có số lượng nhỏ hơn ô D5.

Bước 1: Nhập vào công thức =SUMIF(D2:D10; “<> vào ô tham chiếu muốn hiển thị kết quả (H1).

Trong đó: 

  • D2:D10: Là vùng dữ liệu Số lượng theo yêu cầu của ví dụ 2
  • “<> Là điều kiện theo yêu cầu của Ví dụ.
  • E2:E10: Là vùng chứa dữ liệu Thành Tiền để lấy kết quả.
Nhập vào công thức =SUMIF(D2:D10; "<> vào ô tham chiếu muốn hiển thị kết quả (H1).
Nhập vào công thức =SUMIF(D2:D10; “<> vào ô tham chiếu muốn hiển thị kết quả (H1).

Bước 2: Nhấn phím Enter để hiển thị được kết quả.

Nhấn phím Enter để hiển thị được kết quả.
Nhấn phím Enter để hiển thị được kết quả.

Ví dụ 3: Tính tổng thành tiền của các hóa chất có đơn vị tính là mL.

Bước 1: Nhập công thức =SUMIF(B2:B10;”mL”;E2:E10) vào ô tham chiếu muốn hiển thị kết quả (H1).

Trong đó: 

  • B2:B10: Là vùng dữ liệu dữ liệu Đơn vị tính theo yêu cầu của ví dụ 3
  • “mL”: Là điều kiện theo yêu cầu của ví dụ 3 (có đơn vị tính là mL).
  • E2:E10: Là vùng dữ liệu Thành Tiền để lấy được kết quả.
Nhập công thức =SUMIF(B2:B10;"mL";E2:E10) vào ô tham chiếu muốn hiển thị kết quả (H1).
Nhập công thức =SUMIF(B2:B10;”mL”;E2:E10) vào ô tham chiếu muốn hiển thị kết quả (H1).

Bước 2: Nhấn phím Enter để hiển thị được kết quả.

Nhấn phím Enter để hiển thị được kết quả.
Nhấn phím Enter để hiển thị được kết quả.

Ví dụ 4: Tính tổng thành tiền của các hóa chất chưa có số lượng.

Bước 1: Nhập công thức =SUMIF(B2:B10;””;E2:E10) vào ô tham chiếu muốn hiển thị kết quả (H1).

Trong đó: 

  • D2:D10: Là vùng dữ liệu Số lượng theo yêu cầu của ví dụ 4
  • “”: Là điều kiện theo yêu cầu của ví dụ 4 (chưa có số lượng).
  • E2:E10: Là vùng dữ liệu Thành Tiền để được lấy kết quả.
 Nhập công thức =SUMIF(B2:B10;"";E2:E10) vào ô tham chiếu muốn hiển thị kết quả (H1).
Nhập công thức =SUMIF(B2:B10;””;E2:E10) vào ô tham chiếu muốn hiển thị kết quả (H1).

Bước 2: Nhấn phím Enter để hiển thị được kết quả.

Nhấn phím Enter để hiển thị được kết quả
Nhấn phím Enter để hiển thị được kết quả

5. Một số lưu ý khi sử dụng hàm SUMIF

Khi sử dụng hàm SUMIF, bạn cần nên lưu ý:

  • Khi bạn không điền dữ liệu vào phần Sum_range thì tổng sẽ được tính theo Range.
  • Điều kiện có chứa kiểu chữ hoặc ký hiệu toán học đều phải được đặt trong dấu ngoặc kép “”.
  • Phạm vi để xác định dạng số có thể được cung cấp là số sẽ không phải dùng đến dấu ngoặc.
  • Hàm SUMIF sẽ trả về kết quả không chính xác nếu bạn dùng với các chuỗi dài hơn 255 ký tự hoặc với chuỗi #VALUE!.

Vừa rồi là bài viết hướng dẫn bạn cách sử dụng hàm SUMIF trong Excel một cách đơn giản và nhanh nhất. Chúc bạn thực hiện thành công! Nếu bạn có thắc mắc hãy để lại trong phần bình luận nhé! Bên cạnh đó nếu bạn muốn biết thêm về những mẹo này có thể theo dõi chuyên mục Thủ thuật của Upfile để cập nhật sớm nhất những mẹo hay nhé!