Những lưu ý trước khi đi sửa máy tính bạn không nên bỏ qua

Khi máy tính bị hư hỏng thì cần phải được sửa chữa là điều đương nhiên, thế nhưng khi mang máy tính đi sửa thì bạn cũng cần phải nắm được những kỹ năng cần thiết  để tránh bị “chặt chém” và đảm bảo hiệu quả sửa chữa tốt nhất. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin đưa ra những lưu ý trước khi sửa máy tính quan trọng để các bạn tham khảo.

1. Chỉ mang máy tính đi sửa khi bạn không thể tự khắc phục được

Máy tính có thể gặp lỗi phần cứng hoặc phần mềm, với lỗi phần cứng thì đa phần là bạn cần phải mang máy ra trung tâm sửa chữa nhưng nếu là phần mềm thì bạn cũng có thể tự khắc phục được nếu như biết cách.

Những lưu ý trước khi mang máy tính đi sửa

Trên thực tế, có khá nhiều lỗi các bạn có thể tự mình sửa chữa tại nhà mà không cần phải mang máy tính đi sửa ở bên ngoài hoặc gọi kỹ thuật viên đến sửa tại nhà.

Điển hình là một số lỗi liên quan đến hệ điều hành, lỗi phần mềm chỉ cần lên Google tìm kiếm hoặc tham khảo cách khắc phục các lỗi đó từ các diễn đàn hay các trang công nghệ tin học cũng là một gợi ý khá hay giúp bạn sửa lỗi máy tính nhanh chóng và tiết kiệm nhất.

Tuy nhiên, nếu như máy tính của bạn gặp những lỗi nặng và bạn đã thử nhiều cách mà vẫn không khắc phục được thì cần phải mang máy đến các trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp, để kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra tìm ra lỗi để có phương pháp xử lý phù hợp.

2. Kiểm tra xem máy tính khi bị hỏng có còn hạn bảo hành không?

Ngay cả với những chiếc máy tính mới mua cũng có thể bị hư hỏng do lỗi kỹ thuật hoặc do lỗi người dùng. Thông thường máy tính mới sẽ được bảo hành từ 2-3 năm còn máy tính cũ thì sẽ được bảo hành 3-12 tháng.

Vì vậy, bạn không nên vội vàng mang máy tính của mình đi sửa ngay khi phát hiện bị lỗi mà cần phải kiểm tra xem máy còn bảo hành hay không.

Bạn hãy kiểm tra xem máy tính còn bảo hành không trước khi mang đi sửa

Nếu như máy tính gặp vấn đề trong thời gian vẫn còn bảo hành thì bạn hãy đem đến nơi bạn đã mua sản phẩm để yêu cầu được bảo hành như vậy bạn sẽ không mất phí sửa chữa như mang ra những đơn vị khác. 

Bạn cũng lưu ý một điều đó là phải còn nguyên tem bảo hành trên máy tính và chưa tiến hành tháo máy, sửa chữa ở nơi khác trước khi đem đến địa điểm bảo hành. Vì nếu như bạn bị mất bảo hành, hoặc đã sửa chữa ở nơi khác thì sẽ rất khó được bảo hành.

Hơn nữa, một số trường hợp bạn đang dùng phần mềm bản quyền nhưng thợ sửa chữa vô tình không biết và gỡ bỏ phần mềm đó và cài lại phần mềm mới sẽ làm mất bản quyền của bạn.

Do đó, trước khi quyết định đem máy tính đến trung tâm bảo hành thì bạn nên kiểm tra xem máy tính của mình còn thời gian bảo hành hay không. Nếu hết bảo hành tại các siêu thị điện máy rồi thì bạn có thể đem sửa chữa ở bất cứ trung tâm nào khác nếu cảm thấy đáng tin cậy.

3. Lưu lại tất cả những dữ liệu cần thiết

Với nhiều người dữ liệu trong máy tính vô cùng quan trọng nhất là những người làm trong lĩnh vực kế toán, kinh doanh,… Vì vậy, mỗi khi máy tính bị hỏng điều mà họ lo lắng nhất chính là vấn đề mất dữ liệu.

Bạn hãy tiến hành sao lưu dữ liệu sang thiết bị khác

Khi sửa chữa, bảo hành máy tính trong một số trường hợp kỹ thuật viện có thể cần phải cài lại hệ điều hành thì có thể bị xóa hết dữ liệu trong máy tính hoặc những tài liệu quan trọng có thể bị lấy cắp nếu như người dùng máy tính không có biện pháp bảo mật tốt nhất.

Để phòng tránh trường hợp mất dữ liệu trước khi sửa máy bạn nên lưu trữ lại dữ liệu cần thiết lên Google drive hoặc lưu lại sang ổ cứng khác hoặc usb. Nếu như cài lại win bạn có thể nhờ kỹ thuật viên giữ lại phân vùng ổ quan trọng để bảo vệ dữ liệu của mình vẫn sử dụng được sau khi máy tính được sửa.

4. Cân nhắc giữa việc sửa chữa hoặc thay thế linh kiện máy tính bị hỏng

Trong quá trình đem máy tính đi sửa, tùy vào từng lỗi  đang gặp phải bạn nên cân nhắc xem nên sửa chữa hay là mới linh kiện đó. Vì có rất nhiều lỗi chi phí sửa chữa cũng ngang ngửa với chi phí thay thế bằng một cái mới, trong khi đó sửa chữa có khả năng bị lại bệnh cũ là rất cao còn, thay linh kiện mới thì sẽ đảm bảo thời gian sử dụng lâu hơn.

Việc này, bạn nên nhờ sự tư vấn khách quan từ kỹ thuật viên sửa chữa, họ sẽ phân tích và đưa ra được giải pháo khả quan nhất cho bạn.

Cân nhắc giữa việc sửa chữa hoặc thay thế linh kiện mới

Một vài lỗi máy tính điển hình cần thay mới hơn là sửa chữa như: HDD bị bad, bàn phím bị liệt hoặc bị loạn, màn hình laptop bị hỏng, lỗi Ram, lỗi nguồn… Bạn cũng nên tham khảo mức giá linh kiện cần thay thế để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp.

Ngoài ra, bạn có thể nâng cấp linh kiện bị hỏng sang loại tốt và hiện đại hơn loại đang sử dụng để giúp máy tính vận hành hiệu quả hơn. Ví dụ như việc nâng ổ cứng từ HDD sang ổ SSD.

5. Lựa chọn trung tâm sửa chữa máy tính uy tín

Việc lựa chọn được đơn vị sửa chữa máy tính uy tín giúp bạn nhanh chóng tìm ra lỗi mà thiết bị đang gặp phải để đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất. Nhờ vậy bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, hiệu quả sửa chữa cao giúp bạn hài lòng và yên tâm hơn khi sử dụng.

Rất nhiều đơn vị sửa máy tính không chuyên nghiệp, lấy giá cao mà dịch vụ lại kém khiến cho bạn lo ngại. Vậy thì để tránh tình huống máy tính bị chọc ngoáy nhiều làm lỗi nặng hơn và bị “chặt chém” giá cao, bạn nên tham khảo trên mạng hoặc người quen để tìm được trung tâm sửa chữa máy tính uy tín và chất lượng tốt nhất.

6. Một vài lưu ý khác trước khi mang máy tính đi sửa

Ngoài những lưu ý trên thì khi mang máy tính đi sửa bạn cũng cần quan tâm đến một số điều như sau:

Một vài lưu ý khác trước khi mang máy tính đi sửa
  • Bạn có thể tự dự đoán bệnh cho máy bằng cách tìm qua dấu hiệu hư hỏng của máy trên mạng để đề phòng một vài trường hợp bị lừa. Chẳng hạn nếu như chiếc máy tính cá nhân của bạn không bắt được Wifi mà khi đi sửa chủ cửa hàng sửa chữa bảo phải thay màn hình mới thì nghe có vẻ hơi vô lý.
  • Nên tham khảo giá linh kiện và dịch vụ sửa chữa ở nhiều cửa hàng khác nhau để tránh tình trạng bị đẩy giá lên quá cao.
  • Ở các trung tâm sửa chữa hiện nay thì để đảm bảo lòng tin và uy tín với khách hàng, những lỗi cơ bản có thể sửa lấy liền thì các kỹ thuật viên sẽ sửa lỗi và bạn có thể ngồi bên cạnh giám sát, lúc này chắc tình trạng tráo linh kiện khó có thể xảy ra.
  • Trường hợp máy tính bạn bị hỏng nặng và cần vài ngày mới sửa được có thể do phải chờ lấy linh kiện thay thế phù hợp hoặc sửa trong thời gian lâu thì bạn có thể làm giấy ký gửi tại cửa hàng. Nhiều nơi sẽ yêu cầu bạn ký tên hoặc làm dấu lên những linh kiện như ram, ổ cứng, màn hình, bàn phím để bạn không lo bị nhầm linh kiện.

Trên đây là những lưu ý trước khi sửa máy tính mà bạn cần lưu ý để tránh không bị chịu giá cao và đảm bảo hiệu quả sửa chữa tốt nhất. Nếu như bạn có nhu cầu muốn được tư vấn lắp đặt máy tính trọn bộ giá rẻ thì hãy liên hệ ngay với UpFile để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.