Nội dung chính
Lỗi full disk rất thường gặp với tất cả những dòng máy tính hiện nay khiến cho hệ thống bị chậm và đơ, hiệu quả công việc bị giảm sút và gây ức chế cho người dùng. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục lỗi này như thế nào thì chúng ta hãy cùng đi khám phá thông tin trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây ra lỗi full disk trên máy tính
Không chỉ trên Windows 8.1 mà bạn có thể gặp lỗi Full Disk 100% trên máy tính Windows 7 hay Windows 8. Mỗi lần mở Task Manager để xem chi tiết các hoạt động thì bạn có thể thấy tab Disk luôn đỏ lòm, với chỉ số 99%, 100% hoặc luôn chiếm từ khoảng 90% trở lên. Nguyên nhân gây ra lỗi này có thể là do:
- Dịch vụ quản lý bộ nhớ Services SuperFetch đang được kích hoạt và vận hành trên máy tính.
- Windows Defender đang thực hiện quét các chương trình đang chạy.
- Các chương trình chạy ngầm đang chiếm dụng tài nguyên bộ nhớ.
- Dung lượng lưu trữ quá tải làm tràn ram và hệ thống phải sử dụng đến Page File.
- Bản Windows bạn đang sử dụng bị lỗi hoặc do phần cứng máy tính bị hư hỏng.
- Bạn truy cập vào các website không tin cậy hoặc đã tải các chương trình không rõ nguồn gốc, không có bản quyền có chứa virus độc hại. Từ đó dẫn đến máy tính của bạn nhiễm virus nặng hoặc chương trình gián điệp.
- Máy tính của bạn đang sử dụng ổ đĩa cứng đã quá cũ hoặc ổ cứng SSD mới những bị lỗi.
2. Cách khắc phục lỗi full disk trên máy tính hiệu quả nhất
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng full disk và để có biện pháp khắc phục phù hợp thì bạn cần phải thực hiện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến lỗi này.
Để kiểm tra lỗi full disk trên máy tính, đầu tiên hãy mở Task Manager lên bằng cách nhấn chuột phải vào Taskbar rồi chọn Task Manager. Tiếp theo chuyển sang Tab Processes và nhấn chuột vào mục Disk để sắp xếp mức độ sử dụng của các chương trình.
Sau đó, bạn hãy thực hiện sửa lỗi này theo 1 trong những cách dưới đây:
2.1. Set Ram ảo bằng thủ công thay vì sử dụng chế độ Automatically
Để Ram máy tính ở chế độ Automatically (tự động) cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến máy tính bạn bị dính lỗi Full Disk. Thay vì để chế độ Auto thì bạn nên thực hiện cài đặt cứng RAM ảo. Cách thực hiện cũng rất đơn giản.
- Bước 1: Tại Tab Virtual Memory, bạn hãy bỏ dấu tick ở Automatically manage paging file size for all drives. Lựa chọn ổ đĩa cài Hệ điều hành của bạn (thường là ổ C). Sau đó tích chuột vào Custom size.
- Bước 2: Tại mục Maximum size và Initial size. Bạn thực hiện set cứng cho Ram ảo bằng 1/2 Ram thật của bạn. Ví dụ như máy tính có 4GB Ram nên sẽ Set một nửa là 2GB Ram = 2048MB, tương tự như vậy bạn thực với máy tính của mình.
- Bước 3: Cuối cùng, bạn hãy ấn nút OK để lưu, và thực hiện khởi động để thay đổi có hiệu lực.
2.2. Tắt các chương trình chạy ngầm không cần thiết
Trên máy tính của bạn có thể có nhiều chương trình chạy ngầm không cần thiết mà bạn cũng không hề biết làm tiêu tốn nhiều tài nguyên, do đó việc loại bỏ chúng cũng là cách để xử lý lỗi full disk trên máy tính rất hiệu quả.
- Bước 1: Bạn hãy tổ hợp phím tắt Ctrl + Alt + Delete để tiến hành mở Task Manager lên.
- Bước 2: Ở cửa sổ của Task Manager, bạn hãy chuyển sang thẻ Startup như hình dưới.
- Bước 3: Ở cửa sổ này, bạn tắt phần mềm nào không cần thiết. Đối với các phần mềm đang hoạt động, bạn muốn tắt nó đi thì chỉ việc nhấn chuột vào chúng sau đó click vào chọn Disable.
2.3. Vô hiệu hoá dịch vụ Superfetch
Dịch vụ Superfetch chính là một trong những nguyên nhân gây lỗi Full Disk thường gặp cho nên tốt nhất bạn nên phải tắt dịch vụ này đi.
- Bước 1: Các bạn nhấn tổ hợp phím tắt Windows + R để mở hộp thoại Run sau đó nhập lệnh Services.msc và nhấn nút Enter.
- Bước 2: Khi cửa sổ Services hiện lên, bạn tìm và kích đúp chuột vào dịch vụ Superfetch.
- Bước 3: Cửa sổ mới hiện lên các bạn chọn Disabled, sau đó nhấn Stop và nhấn vào nút OK là xong.
2.4. Khởi chạy Troubleshooting
- Bước 1: Bạn vào phần Control Panel, gõ Troubleshooting trên ô tìm kiếm và nhấn vào Troubleshooting. Tiếp theo, bạn hãy kích đúp chuột vào System and Security.
- Bước 2: Cửa sổ mới hiện ra, bạn kích chuột vào System Maintenance rồi nhấn Next.
- Bước 3: Sau đó, bạn để cho hệ thống làm việc khi xuất hiện thông báo System Maintenance như hình thì nhấn chuột vào mục Try troubleshooting as an administrator.
- Bước 4: Bạn cần chờ đợi một khoảng thời gian để hệ thống hoạt động đến khi có chữ Close thì nhấn chuột vào là đã hoàn tất công việc.
2.5. Chạy CheckDisk
- Bước 1: Bạn hãy nhấn chuột vào phần Start, sau đó nhập cmd vào khung Search. Trên danh sách kết quả tìm kiếm, bạn kích chuột phải vào Command Prompt chọn mục Run as administrator.
- Bước 2: Trên cửa sổ Command prompt, bạn nhập câu lệnh dưới đây vào để hệ thống kiểm tra và tự động khắc phục các lỗi trên ổ đĩa cứng máy tính của bạn: chkdsk /f’ /r C. Lưu ý: Trong câu lệnh trên, bạn cần thay thế “C” bằng tên các ổ đĩa cứng chính trên máy tính Windows của mình.
- Bước 3: Lúc này trên màn hình bạn sẽ nhận được thông báo ổ đĩa cứng đang sử dụng, nếu như bạn muốn chạy CheckDisk khởi động lại hệ thống. Nhấn Yes để khởi động lại máy tính của bạn.
- Bước 4: CheckDisk sẽ chạy sau khi máy tính của bạn khởi động lại. Quá trình diễn ra sẽ khá lâu, do đó bạn cần phải kiên nhẫn chờ đợi đến khi quá trình này kết thúc thì lỗi sẽ không còn xuất hiện nữa.
Trên đây là chia sẻ về nguyên nhân và cách khắc phục lỗi full disk trên máy tính hiệu quả nhất, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn nắm được những thông tin hữu ích để tự sửa lỗi này thành công.
Nếu như bạn muốn tham khảo những dịch vụ lắp đặt máy tính trọn bộ chất lượng cao để giảm thiểu tình trạng bị gặp lỗi khi sử dụng thì hãy liên hệ ngay với UpFile để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.